35 Views

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Đăng bởi 4bae2b8516aff755876f908e561fcbaf - 09:31 31/08/2022

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân có liên quan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Xây dụng FLC Faros và các công ty có liên quan. Vậy hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Cổ phiếu FLC Faros chưa được chuyển sang UPCoM - VnExpress Kinh doanh

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý luật hình sự lừa đảo chiểm đoạt tài sản theo quy định pháp luật, như sau:

  1. Xử phạt hành chính hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

  1. Xử lý hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức hình phạt như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
  • Trang chủ
  • Phone
  • Messenger
  • Zalo
  • 0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x