22 Views

Những tranh chấp lao động nào được kiện thẳng ra Tòa không cần hòa giải?

Đăng bởi 4bae2b8516aff755876f908e561fcbaf - 10:30 17/03/2023

1. Tranh chấp lao động nào được khởi kiện tại Tòa mà không cần hòa giải?

Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 đã chỉ rõ các trường hợp tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần qua bước hòa giải bao gồm:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Nếu thuộc các trường hợp này, người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể khởi kiện thẳng ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Các trường hợp còn lại đều phải thực hiện hòa giải nhờ hòa giải viên lao động theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019. 

2. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động ở cấp sơ thẩm.

Đối với các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở cấp sơ thẩm.

Về thẩm quyển theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Theo quy định này, khi xảy ra tranh chấp lao động, Tòa án tiếp nhận yêu cầu khởi kiện của các bên được xác định như sau:

– Các bên không có thỏa thuận: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (bị đơn là cơ quan, tổ chức).

Riêng các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở cấp sơ thẩm.

Về thẩm quyển theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Theo quy định này, khi xảy ra tranh chấp lao động, Tòa án tiếp nhận yêu cầu khởi kiện của các bên được xác định như sau:

– Các bên không có thỏa thuận: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (bị đơn là cơ quan, tổ chức).

– Các bên có thỏa thuận: Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nguyên đơn là cơ quan, tổ chức).

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A (địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) làm việc cho công ty B (trụ sở ở quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hai bên xảy ra tranh chấp về việc công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Lúc này, nếu không có thỏa thuận với công ty B, anh A có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Còn nếu có thỏa thuận với công ty B về việc chọn Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm thì anh A có thể nộp đơn khỏi kiện tại Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm.

3. Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động là bao lâu?

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án sẽ được diễn ra như sau:

– Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện:

+ Nộp trực tiếp, trực tuyến: Cấp/thông báo ngay việc đã nhận đơn khởi kiện.

+ Nộp qua dịch vụ bưu chính: Gửi thông báo nhận đơn khởi kiện trong 02 ngày làm việc.

Căn cứ: Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự.

– Tòa án phân công thẩm phán xem xét đơn kiện:

+ Trong 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công 01 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

+ Trong 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem xét và ra một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện.

Căn cứ: Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

– Thụ lý vụ án:

+ Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để họ nộp tạm ứng án phí.

+ Trong 07 ngày tính từ ngày nhận được giấy thông báo, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án.

+ Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án thông báo về việc đã thụ lý vụ án cho các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Căn cứ: Điều 195, Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự.

– Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án:

Trong 03 ngày làm việc tính từ ngày thụ lý, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Căn cứ Điều 197 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Đương sự gửi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn:

Sau khi nhận được thông báo thụ lý, trong 15 ngày, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn kèm theo các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Căn cứ: Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Chuẩn bị xét xử vụ án:

Thời gian chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày Tòa thụ lý.

Vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.

Căn cứ: Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Xét xử sơ thẩm vụ án:

Trong 01 tháng tính từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa mở phiên tòa sơ thẩm; nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài đến 02 tháng.

Căn cứ: Khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Giao, gửi bản án cho các bên:

Trong 10 ngày, tính từ ngày Tòa tuyên án, bản án sẽ được giao, gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Bản án có hiệu lực:

Sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án mà không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ: Điều 17, Điều 273 và Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy, thông thường Tòa án sẽ cần khoảng 06 tháng để giải quyết xong tranh chấp lao động.

____________________
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT PHÚC KHÁNH HƯNG
Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà Trung Yên 1, Số 1, Lô 1A Đường Vũ Phạm Hàm, KĐT Trung Yên, Phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: luatsubaochua.com.vn
Email: luatphuckhanhhung@gmail.com
Hotline: 0904 825 385 – 0942 927 375
Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
  • Trang chủ
  • Phone
  • Messenger
  • Zalo
  • 0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x