47 Views

CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM NGỪNG PHIÊN TÒA DÂN SỰ

Đăng bởi 4bae2b8516aff755876f908e561fcbaf - 11:15 13/03/2023

Trong quá trình tố tụng tại Tòa án để giải quyết vụ án dân sự, sau giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu đáp ứng đủ các điều kiện luật định thì phiên tòa sẽ được mở ra để tiến hành xét xử (phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm). Có thể nói, phiên tòa xét xử là bước tố tụng quan trọng nhất trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Tuy nhiên, tại phiên tòa này có thể phát sinh một số trường hợp làm việc xét xử không thể tiếp tục hoặc nếu tiếp tục thì có khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc làm việc giải quyết vụ án không thể khách quan, công bằng. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định về tạm ngừng phiên tòa trong một số trường hợp nhất định. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ quy định về tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự như thế nào nhé!

 

1. Tạm ngừng phiên tòa là gì?

Trong quy định của pháp luật Tố tụng dân sự thì không có quy định cụ thể về khái niệm tạm ngừng phiên tòa mà chỉ đưa ra các căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, tạm ngừng phiên tòa là việc phiên tòa không tiếp tục các hoạt động tố tụng trong một thời hạn nhất định khi có các căn cứ do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

2. Căn cứ tạm ngừng phiên tòa

Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Trong quá trình xét xử Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong 6 căn cứ sau:

Thứ nhất, do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng.

Những người tiến hành tố tụng vắng mặt phải tạm ngừng phiên tòa là trường hợp những người bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa như: thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, luật sư hoặc vắng mặt những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người làm chứng mà trong quá trình xét xử xét thấy lời khai của họ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính xác thực của vụ án thì Tòa án có thể tạm ngừng phiên tòa. Hoặc vắng mặt thư ký Tòa án tại phiên tòa.

Thứ hai, do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt.

Một số lý trường hợp như vì tình trạng sức khỏe hay sự kiện bất khả kháng có thể như: ốm, bị trở ngại về giao thông (như: đường xá bị ngập lụt, hư hỏng, có người thân trong gia đình phải cấp cứu, hoặc chết,…) Luật không quy định rõ những trường hợp nào có lý do chính đáng, do đó, Hội đồng xét xử có quyền nhận định đối với mỗi trường hợp cụ thể.

Thứ ba, cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.

Thứ tư, chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại.

Thứ năm, các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải.

Thứ sáu, cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 BLTTDS 2015.

3. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa (khoản 2 Điều 259 BLTTDS 2015). Việc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm cũng được thực hiện theo quy định trên (Điều 304 BLTTDS 2015). Khi không còn lý do tạm ngừng phiên tòa, vụ án tiếp tục được xét xử và việc xét xử này là sự tiếp nối quá trình tố tụng của phiên tòa đã mở trước khi tạm ngừng.

Có thể thấy, quy định về tạm ngừng phiên tòa nhằm hạn chế việc Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà nhiều lần, gây khó khăn, kéo dài trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đồng thời quy định này còn hạn chế tình trạng bản án, quyết định giải quyết án của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm xử huỷ, sửa án.

____________________
Trên đây là bài viết các trường hợp hoãn phiên tòa dân sự. Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT PHÚC KHÁNH HƯNG
Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà Trung Yên 1, Số 1, Lô 1A Đường Vũ Phạm Hàm, KĐT Trung Yên, Phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: luatsubaochua.com.vn
Email: luatphuckhanhhung@gmail.com
Hotline: 0904 825 385 – 0942 927 375
Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
thutra
thutra
1 năm trước

Rất hữu ích !!!

  • Trang chủ
  • Phone
  • Messenger
  • Zalo
  • 1
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x