19 Views

Hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Đăng bởi 4bae2b8516aff755876f908e561fcbaf - 10:18 08/08/2022

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không chỉ là biện pháp giải quyết việc làm giảm nghèo mà còn là chiến lược thúc đẩy việc làm bền vững. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân đưa ra lời mời hấp dẫn về mức lương thu nhập khi đi xuất khẩu lao động để thu lợi.

Pháp luật nghiêm cấm bất kể cá nhân nào có hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu như cá nhân nào thực hiện hành vi này xử lý rất nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 174, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

“Trường hợp đối tượng nhận tiền không có khả năng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhưng sử dụng các thủ đoạn gian dối để người lao động tin tưởng, chuyển tiền cho họ thì hành vi của người này có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Hình phạt cao nhất đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

“Trường hợp người có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng sau khi nhận được tiền, tài sản của người lao động lại không đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, cũng không trả lại tiền, tài sản đã nhận thì hành vi này có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017).” – Luật sư Nguyễn Văn Hưng cho biết thêm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự hiện hành, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có hình phạt nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nặng nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
  • Trang chủ
  • Phone
  • Messenger
  • Zalo
  • 0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x