22 Views

Buôn bán thực phẩm giả? Hậu quả và chế tài xử lý?

Đăng bởi 4bae2b8516aff755876f908e561fcbaf - 15:39 08/07/2025

Thực trạng đáng báo động

Trong thời gian gần đây, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm như gạo, sữa, thực phẩm chế biến, trái cây, rau củ… đang diễn ra phức tạp. Những sản phẩm này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Việc tiêu thụ thực phẩm giả, kém chất lượng có thể dẫn đến ngộ độc, bệnh tật lâu dài, thậm chí tử vong. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm suy giảm niềm tin của người dân vào thị trường và các cơ quan quản lý.

Từ đầu năm 2025 tới nay, Cục hải quan phối hợp với cơ quan công an đã tiến hành triệt phá hơn 3.800 vụ vi phạm hàng giả, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ước tính giá trị lên đến hơn 8.000 tỷ đồng. Và một trong những vụ việc nổi cộm nhất được nhắc đến thời gian gần đây là vụ khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Lê Văn Hải, chủ kênh Tiktok “Gia đình Hải Bé” để điều tra làm rõ về tội buôn bán hàng giả là thực phẩm. Qua kiểm tra nơi ở, nơi làm việc thì cơ quan công an cũng thu giữa được số lượng lớn sản phẩm nghi là hàng giả.

“Lê Văn Hải lên nhận giải vinh danh thương hiệu uy tín trước khi bị bắt, làm nổi lên tranh cãi về tiêu chí xác định thương hiệu của chương trình.” (Nguồn: mạng xã hội)

Công an tỉnh Ninh Bình tiến hành khởi tố bị can Lê Văn Hải về tội sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm giả. (Ảnh: Hoa Lư)

Hậu quả do hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm

Đối với người tiêu dùng: Sử dụng thực phẩm giả có thể gây ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận hoặc dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư. Đặc biệt, trẻ em, người già và người có sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Đối với doanh nghiệp chân chính: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm đạt chuẩn phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh, mất uy tín và thiệt hại kinh tế.
Đối với xã hội: Hành vi này làm suy giảm đạo đức kinh doanh, gây rối loạn thị trường và ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Vậy chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là gì?

Theo Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

   …

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, có thể thấy rằng hành vi buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy thuộc vào tính chất của hành vi và hậu quả đem lại.  Và ngoài ra, nếu pháp nhân thương mại phạm tội thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng tới 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động của pháp nhân.

Tóm lại, hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm không chỉ là hành động vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Mỗi người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần chung tay hành động để xây dựng một thị trường lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Hãy nói không với hàng giả, hàng nhái vì sức khỏe của chính bạn và cộng đồng.

 

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
  • Trang chủ
  • Phone
  • Messenger
  • Zalo
  • 0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x